Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bi kịch chăn nuôi thuê

Cập nhật: 29/10/2013

 Giá đầu vào cao, đầu ra thị trường xuống thấp nên các cơ sở chăn nuôi và hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đã bị "đánh gục”. Hơn nữa, đuối sức về vốn khiến nông dân chăn nuôi rơi vào thế khủng hoảng kéo dài không lối thoát. Mong muốn cầm cự với nghề chăn nuôi nhiều hộ gia đình, chủ trang trại tính đến phương án an toàn  là hợp đồng chăn nuôi thuê cho các công ty nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà rộ lên tình trạng nông dân chuyển đổi mô hình chăn nuôi bằng cách nuôi thuê cho các đại gia CP (Thái Lan), Emivest (Malaysia), Japfa (Indonesia)… Dự báo, xu hướng này tiếp tục tăng vì hầu hết hộ nuôi đều muốn giảm thiểu rủi ro cũng như bớt gánh nặng về vốn. 
 
Không chỉ là làm thuê cho các ông chủ ngoại trên chính mảnh đất của mình như ngành chăn nuôi heo, gà… nghề nuôi cá tra cũng "chuyển mình” theo kiểu "nối gót” của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong năm qua, tổng mức tăng thức ăn chăn nuôi cá tra tăng từ 25-30% trong khi giá bán không đổi, thậm chí còn rơi tự do ở mức thấp. Ước tính cứ 1kg cá tra người nông dân lỗ 2.500 đồng, nghĩa là cứ 1 hecta ao nuôi cá người nông dân lỗ 1 tỷ đồng. Lỗ kéo dài, nông dân quyết định "treo ao” hoặc nuôi trồng thuê. 
 
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phụ thuộc 70% nuôi thuê gia công cho công ty nước ngoài, 30% nuôi cho thị trường. Thực tế chứng minh, doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh đã đầu tư một cách bài bản trong ngành chăn nuôi nước ta, tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường. Cụ thể, hiện nay các công ty FDI đang nắm giữ từ 60 – 70% thị phần thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta. Trong khi đó, thức ăn chăn nuôi quyết định 70 – 80% giá thành sản phẩm gia súc, gia cầm. Ngoài việc làm chủ nguồn thức ăn, các DN nước ngoài còn biết dùng "chiêu” thay đổi đối tượng làm chủ như việc ép giá đầu ra của nông dân. Lúc này người nuôi cá đứng trước hai lựa chọn: một là hạ giá để bán; hai là tiếp tục nuôi chờ DN hết cá mới bán ra. Hậu quả, trong thời gian chờ thời, cá tra tiếp tục lớn và vượt tiêu chuẩn thu mua, khi đó doanh nghiệp lại mua cá với giá rẻ. Bởi nếu DN là bên mua, nông dân là bên bán, nông dân có thể chủ động thương lượng giá cả và bán cho DN nào mua với giá cao hơn. Đây chính là một trong những lý do khiến ngành chăn nuôi nước ta bị phụ thuộc hoàn toàn vào DN nước ngoài.
 
Rõ ràng, chúng ta không phủ định chủ trương phát triển ngành chăn nuôi theo hướng chất lượng, bền vững, công nghiệp hóa. Song, để việc quyết định giá bán và quyền lực chi phối thị trường sản phẩm chăn nuôi không rơi vào tay DN nước ngoài. Đồng thời, mong muốn ngành chăn nuôi phát triển bền vững, chấm dứt tình trạng làm thuê cho nước ngoài trên chính mảnh đất của nông dân đòi hỏi Nhà nước cần xây dựng chuỗi sản xuất trong ngành chăn nuôi từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến, phân phối sản phẩm để các bên cùng có lợi nhuận. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, tránh tình trạng nâng giá bất hợp lý.
 
THANH GIANG

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu ở nông thôn: Từ 100 triệu vay nuôi gà, giờ làm ra 1 tỷ
Làm giàu ở nông thôn: Từ 100 triệu vay nuôi gà, giờ làm ra 1 tỷ
Làm giàu ở nông thôn: Từ 100 triệu vay nuôi gà, giờ làm ra 1 tỷ

Vợ chồng ông Trần Văn Vượng ở thôn 2, xã Tân Long, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) khá thành công với mô hình nuôi gà thả vườn. Trung bình mỗi năm ông xuất 8 - 10 lứa gà thu về gần 1 tỷ đồng. Ông Vượng cho biết, mô hình...

Người nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình
Người nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình
Người nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình

Vĩ Thượng là một trong những xã động lực của huyện Quang Bình, trong những năm qua xã đã không ngừng vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 17,8 triệu đồng/năm, đời...

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi đặc sản Tết theo đơn đặt hàng
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi đặc sản Tết theo đơn đặt hàng
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi đặc sản Tết theo đơn đặt hàng

Gà Đông Tảo, heo rừng lai, dê là những mặt hàng đắt khách dịp Tết Nguyên đán. Những năm gần đây, các trang trại không còn ồ ạt nuôi các loại đặc sản trên mà tập trung nâng cao chất lượng, sản xuất chỉ vừa đủ theo các đơn đặt...