Cỏ cà ri là một loại thảo mộc phổ biến ở các khu vực Trung Đông và Ấn Độ. Người dân bản địa đã sử dụng loại thảo mộc này để làm thức ăn và thuốc. Họ cũng đã dùng cỏ cà ri như một vị thuốc giúp tăng lượng sữa mẹ. Một số nghiên cứu về mầm cỏ cà ri áp dụng trong TĂCN cũng cho thấy được đặc điểm nổi trội, giúp tăng lượng ăn vào, tăng sản lượng sữa, mang đến hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Tác dụng tăng tiết sữa và kích thích ngon miệng
Cỏ cà ri là một loại cây phổ biến gồm ba lá hình bầu dục, tương tự như cỏ ba lá, có thể đạt chiều cao 60 cm. Hoa màu trắng vàng cho quả chứa 10 - 20 hạt màu nâu nhạt, có mùi đặc trưng.
Ở bò sữa, chiết xuất từ hạt cà ri đã được các bác sĩ thú y khuyên dùng trong trường hợp bò ăn ít, suy dinh dưỡng hay giai đoạn phục hồi sau khi bệnh vì hiệu quả của chiết xuất này trong việc tối ưu hóa các chức năng tiêu hóa và trao đổi chất. Chiết xuất từ hạt cỏ cà ri cũng thường được bổ sung vào khẩu phần ăn của bò trong giai đoạn tăng trọng và hoàn thiện trước khi giết mổ. Chiết xuất này làm tăng hương vị khi thêm vào TĂCN và tạo sự ngon miệng cho vật nuôi. Một ưu điểm khác nữa, cỏ cà ri không ảnh hưởng đến hương vị sữa, do đó nó thích hợp sử dụng trong thời kỳ cho bú.
Phần lõi bên trọng hạt của cỏ cà ri, gọi là mầm cỏ, là phần giàu các hoạt chất nhất. Hơn nữa, phần này chứa rất ít nấm men, nấm mốc và dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối để chiết xuất.
Norponin Cotyl ® - trích xuất mầm cỏ cà ri cho tác dụng ngon miệng và lượng sữa vượt trội
Một thử nghiệm được thực hiện bởi Nor-Feed Vietnam và Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã cho thấy chiết xuất từ mầm cỏ cà ri trong sản phẩm Norponin Cotyl ® có chứa gấp đôi hoạt chất Saponin so với hạt mầm cỏ cà ri thông thường.
Saponin là chất chiết xuất từ nhiều loại thực vật, thường được bổ sung vào chế độ ăn của bò giúp tăng cường hoạt động lên men và quần thể vi sinh vật dạ cỏ (Budan và cộng sự, 2012). Một số nghiên cứu báo cáo rằng saponin làm tăng sự ngon miệng và lượng ăn vào (Kandals và cộng sự, 1976, Kakani và cộng sự, 2012). Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mức độ bổ sung saponin tác động lên năng suất bò sữa.
Thông tin thử nghiệm
Địa điểm và thời gian: Trang trại bò sữa thuộc Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, từ tháng 2 đến tháng 4/2019.
Bố trí thí nghiệm
15 bò sữa lai (máu hơn 75% Holstein-Friesian) ở kỳ cho con bú 1 - 4 và điểm số tình trạng cơ thể 2,5 - 4,5 được dùng để làm thí nghiệm. Tất cả bò đang trong thời kỳ cho sữa (10 - 100 ngày) và với trọng lượng trung bình là 420 ± 50 kg. Bò được nhốt trong các chuồng riêng lẻ theo thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại và được cho ăn tự do với khẩu phần ăn: bụi malt, cỏ Mombasa (Panicum maximum). Bổ sung 0,5 kg thức ăn đậm đặc (18% đạm thô) cho mỗi 1 kg năng suất sữa trên bò/ và 0,5 kg bã cọ, bò được cho ăn 2 lần một ngày trong khi vắt sữa. Tất cả nguyên liệu được trộn với thức ăn tinh trước khi cho ăn, theo lô.
Bò được theo dõi 21 ngày ở mỗi lô thử nghiệm gồm 7 ngày thích nghi và 14 ngày sau để thu thập dữ liệu.
Bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên 5 con x 3 lô. Cụ thế thời gian vắt sữa 63 ngày được chia 3, 21 ngày cho mỗi giai đoạn tương ứng với nhu cầu thay đổi dinh dưỡng trên bò.
Các nghiệm thức:
Nhóm đối chứng không bổ sung và hai nhóm dùng sản phẩm Norponin Cotyl® của Nor-Feed như sau:
Bảng 1: Nghiệm thức thí nghiệm
Hình 1. Ảnh hưởng của Saponin đến lượng ăn của bò sữa được cho ăn khẩu phần cơ bản bã mì và vỏ trấu đại mạch
Phân tích cân nặng
Lượng ăn vào được đo lường bằng cách cân khối lượng thức ăn trước khi cho ăn và thức ăn còn dư được cân lại mỗi sáng hôm sau để tính lượng thức ăn hàng ngày.
Năng suất sữa: Năng suất sữa hàng ngày, lượng ăn vào, FCR trên mỗi bò sữa được đo trong 63 ngày chia làm 3 kỳ, mỗi kỳ 21 ngày. Sản lượng sữa hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều của mỗi con bò được ghi lại. Các mẫu sữa được lấy từ sữa vắt buổi sáng và buổi chiều vào những ngày cuối cùng của mỗi kỳ.
Giá trị kinh tế: Chi phí thức ăn cho mỗi kg sữa được tính bằng giá thị trường hiện tại theo đơn vị VND.
Kết quả thử nghiệm
Lượng ăn vào: Khẩu phần ăn của bò có bổ sung Norponin Cotyl® cho thấy kết quả khác biệt tích cực về lượng ăn vào, năng suất sữa cũng như FCR so với lô đối chứng.
Khi nhiệt độ trung bình cao trong mùa khô, lượng thức ăn ăn vào hàng ngày với chế độ bổ sung 25 g và 50 g Norponin Cotyl® cao hơn đáng kể lô đối chứng.
Sản lượng sữa trung bình hàng ngày: Hình 2 cho thấy khác biệt có ý nghĩa (P < 0,001, R2 = 0,87) giữa các lô. Khẩu phần bổ sung Norponin Cotyl® cải thiện năng suất so với lô đối chứng, do thành phần sotolon và saponin của Norponin Cotyl giúp tăng độ ngon miệng và lượng ăn vào, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng (Begum và cộng sự, 2016), đồng thời phyto-oestrogens (Diosgenin và Isoflavons) giúp tăng prolactin (Tabares và cộng sự, 2014) từ đó tăng sản lượng sữa trên bò sữa.
Hiệu quả kinh tế cao hơn từ 8,97% đến 11,97% khi sử dụng Norponin Cotyl®
Hình 2. Ảnh hưởng của Saponin đến năng suất sữa của bò sữa được cho ăn khẩu phần cơ bản bã mì và vỏ trấu đại mạch
Bảng này cho thấy thu nhập kinh tế ròng cao hơn với sự bổ sung của Norponin Cotyl, 25 g/bò/ngày (+ 8,89%) và 50 g/bò/ngày (+ 11,97%)
Kết luận
Thử nghiệm này cho thấy sản phẩm Norponin Cotyl® cải thiện lượng ăn vào, tăng năng suất sữa trên bò, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. Các thông tin trên đây đã cho thấy các giá trị trong việc sử dụng chiết xuất từ mầm cỏ cà ri giúp tăng hiệu suất chăn nuôi. Sử dụng các chiết xuất thảo dược luôn là sự lựa chọn an toàn và bền vững để tăng giá trị kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và con người.
Và hơn hết, chiết xuất mầm cỏ cà ri có trong Norponin Cotyl® là giải pháp tối ưu được sử dụng để tăng cường độ ngon miệng của vật nuôi khi pha trộn với các nguyên liệu thô khác. Norponin Cotyl® là phụ gia hoàn toàn tự nhiên để cải thiện khẩu phần ăn cho bò sữa ở Việt Nam và giải pháp hữu hiệu được đánh giá có tiềm năng phát triển rất dồi dào.
Theo Nor-Feed Việt Nam (www.norfeed.net)
Có thể bạn quan tâm
THANH MAI -Thứ Hai, 25/11/2013, 11:56 (GMT+7) * Phê bình tỉnh Hà Tĩnh vì chậm công bố dịch Tại TP Vinh (Nghệ An), Cục Thú y vừa tổ chức hội nghị bàn công tác phòng chống dịch LMLM gia súc. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chỉ đạo, điểm...
(Người Chăn Nuôi) - Gà đẻ ra trứng dị dạng là hiện tượng mà người chăn nuôi thường xuyên gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, trong đó nguyên nhân phổ biến hơn cả vẫn là do Salmonella.
(Người Chăn Nuôi) - Một thách thức quan trọng ở những thập kỷ tiếp theo đối với ngành chăn nuôi là thỏa mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng cao do dân số thế giới tăng. Đồng thời, cũng đang phải đối mặt với nhu cầu khắt khe của người...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET