Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Khoa học công nghệ: Nền tảng bền vững

Cập nhật: 08/02/2020

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET


Ứng dụng công nghệ 4.0 đem lại nhiều kết quả rõ rệt trong chăn nuôi. Ảnh: IE

(Người Chăn Nuôi) - Nhờ áp dụng có hiệu quả những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mà thời gian qua, chăn nuôi Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế người nuôi.

Sản xuất giống gà kháng bệnh viêm khớp

Những năm gần đây, bệnh viêm khớp (Mycoplasma Synoviae - MS) trên gà gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tỷ lệ chết cao, chi phí điều trị tốn kém song hiệu quả chữa trị thấp. Trước thực tế đó, năm 2018, Bộ NN&PTNT đã đồng ý đặc cách cho Tập đoàn Dabaco Việt Nam kết hợp với một doanh nghiệp giống gia cầm khác nhập khẩu vaccine viêm khớp về thử nghiệm. Loại vaccine nhập là vaccine viêm khớp Vaxsafe của nhà sản xuất hàng đầu châu Âu là Bioproperties Pty Ltd.

Sau 1 năm thử nghiệm, mới đây theo kết quả của Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam và Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc thú y Trung ương cho thấy, vaccine Vaxsafe an toàn, hiệu quả cao khi chống lại vi khuẩn gây bệnh viêm khớp. Gà giống 1 ngày tuổi của Dabaco đã sản sinh được kháng thể chống lại bệnh viêm khớp tới 100%.

Vaccine phòng bệnh

Năm 2019, ASF xuất hiện ở Việt Nam và đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chăn nuôi của cả nước. Trước tình hình đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu 4 loại vaccine phòng ASF, gồm: Vaccine vô hoạt (đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm), vaccine nhược độc truyền thống (đã làm các kỹ thuật tạo chủng virus, đang cấy chuyển thử nghiệm sinh học phân tử), vaccine nhược độc tự nhiên (đang sàng lọc chọn chủng tự nhiên), vaccine dùng công nghệ xóa gene (đang triển khai các nghiên cứu). Với vaccine vô hoạt, nhóm nghiên cứu đã phân lập, lựa chọn được một số chủng virus, lựa chọn môi trường sản xuất vaccine và xác định được chủng virus cường độc để đánh giá chất lượng vaccine. Bước đầu, thử nghiệm vaccine này đạt kết quả tốt trong quy mô phòng thí nghiệm. Từ kết quả thí nghiệm, GS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, vaccine an toàn và bảo hộ cao đối với heo được tiêm phòng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, nhiều thí nghiệm đã được rút ngắn nên các loại vaccine vẫn cần được nghiên cứu tiếp trên diện rộng và cần lặp lại, bổ sung nhiều thí nghiệm để tối ưu hóa công thức và chất lượng vaccine. Thời gian tới, cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo để tạo các vaccine khác tốt hơn.

Phần mềm quản lý trang trại

Việc ứng dụng hệ thống tự động hóa và trí thông minh nhân tạo (AI) vào quản lý, vận hành trang trại nuôi bò sữa đang dần thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực và chăn nuôi cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng đó. Điển hình như Resort Bò Sữa Tây Ninh của Vinamilk là một trang trại “thông minh” được trang bị hệ thống quản lý công nghệ cao và vận hành tự động, giúp giảm thiểu được công việc cho nhân viên nhưng vẫn đảm bảo sự chăm sóc kỹ lưỡng cho bò sữa. Có thể nói, Resort Bò Sữa Vinamilk Tây Ninh là trang trại mở đầu cho làn sóng ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0 vào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam. Tại đây, các chuồng bò được trang bị hệ thống làm mát tự động thông qua các cảm biến về khí hậu trong và ngoài để đảm bảo môi trường luôn mát mẻ và thoải mái. Toàn bộ hệ thống này được lập trình và vận hành tự động giúp thu được kết quả tối ưu nhất. Bò ở đây được đeo chip điện tử ở cổ. Từ đó, hệ thống sẽ thu thập thông tin về các chỉ số hoạt động, tình trạng sức khỏe và năng suất cho sữa của từng cô bò gửi về trung tâm quản lý. Hệ thống này tự động phân tích sẽ tiến hành đánh giá và đưa ra báo cáo về tình trạng các cá thể cần sự quan tâm, kiểm tra và đưa ra chế độ chăm sóc chuyên biệt. Việc này đảm bảo bò được chăm sóc tốt nhất, cho ra nguồn sữa chất lượng cao.

Hệ thống TE-FOOD

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về việc triển khai hệ thống TE-FOOD, một ứng dụng công nghệ blockchain, để quản lý chăn nuôi. Đồng Nai sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước được chọn thí điểm áp dụng công nghệ quản lý chăn nuôi theo công nghệ blockchain. Theo đó, hệ thống quản lý TE-FOOD sẽ được áp dụng với những trang trại chăn nuôi từ 30 con heo và 1.000 con gà trở lên. TE-FOOD sẽ giúp giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc đối với thịt heo, thịt gà. Khi ứng dụng công nghệ quản lý TE-FOOD đối với gia súc, gia cầm sẽ giúp thống kê chính xác về tổng đàn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, qua đó giúp kiểm soát và quản lý tốt hơn tình hình dịch bệnh. TE-FOOD áp dụng nhiều công nghệ thông dụng để tiết kiệm chi phí như QR, di động (mobility), điện toán đám mây và những công nghệ mới như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), blockchain... Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm của TE-FOOD đang nghiên cứu để nhận dạng mặt súc vật (như heo, bò) thay vì đeo vòng, đeo thẻ tai RFID nhằm tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng có thể theo dõi sự phát triển của vật nuôi như chiều cao, cân nặng qua hình ảnh. TE-FOOD đã ký kết với Cục Chăn nuôi nhằm áp dụng hệ thống TE-FOOD blockchain trong quản lý đàn chăn nuôi. Qua thiết bị di động, cơ quan chức năng có thể biết cả nước hay tỉnh có bao nhiêu con heo, bò, gà, bao nhiêu thương phẩm để quản lý cung - cầu tốt, tránh tình trạng giải cứu. Với công nghệ của TE-FOOD, cơ quan chức năng có thể quản lý thức ăn, tiêm vaccine và kiểm soát dịch bệnh.

Thái Thuận


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn sạch công nghệ cao lãi 2 tỷ đồng mỗi năm
Nuôi lợn sạch công nghệ cao lãi 2 tỷ đồng mỗi năm
Nuôi lợn sạch công nghệ cao lãi 2 tỷ đồng mỗi năm

Đầu tư 10 tỷ đồng mua máy móc, thiết bị, anh Nguyễn Văn Tuấn (Vĩnh Phúc) đang sở hữu trang trại nuôi lợn sạch “khủng” nhất vùng.

Xử lý heo nái sinh khó
Xử lý heo nái sinh khó
Xử lý heo nái sinh khó

(Người Chăn Nuôi) - Trong trường hợp heo nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài nên cho uống nước ấm pha muối, đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho heo. Hoặc có thể cho heo con đẻ trước bú để kích thích heo mẹ đẻ. Người...

Xử lý bệnh APV trên gà
Xử lý bệnh APV trên gà
Xử lý bệnh APV trên gà

(Người Chăn Nuôi) - Sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra thường gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi khi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có thể lên tới 100%.