Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Cập nhật: 19/08/2023, 13:41:09

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản
Nuôi nhím sinh sản là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: St

(Người Chăn Nuôi) – Nuôi nhím sinh sản là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi thức ăn dễ kiếm, hình thức nuôi đơn giản và tốn ít chi phí đầu tư, thời gian xoay vốn nhanh.

Chọn giống
Nên mua tại các cơ sở nuôi nhím rõ nguồn gốc. Trong chọn giống cần quan tâm các yếu tố tạo nên lãi suất là: Đẻ sớm, đẻ mắn, đẻ sống nhiều, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ thức ăn ít. Nhím cái nên chọn những con hiền lành, ăn nhiều và sức khỏe tốt. Nhím đực nên chọn con nhanh nhẹn, hung dữ – khỏe mạnh và mập mạp. Nếu chọn nuôi nhím sinh sản, cần chọn con đực có tinh hoàn to đều.

Kỹ thuật nhân giống
Nhím 1 năm tuổi đã thành thục, nặng 10 kg, có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối.

Động dục: Thời gian động dục một lần là 2 – 3 ngày, nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10 – 15 ngày. Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày động dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường. Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm phối thích hợp là sau khinhím cái động dục.

Chửa: Thời gian mang thai của nhím 90 – 95 ngày. Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá nhiều dễ bị to thai và khó đẻ.

Đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm, sau khi đẻ chúng để lại nhiều máu trên sàn chuồng. Trong tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Sau 1 tuần, chúng mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng mẹ.

Nhím con bú mẹ 1 tháng, sang tháng thứ 2 ăn được các thức ăn như mẹ, tăng trọng bình quân 1 kg/con/tháng. Có thể 30 – 45 ngày nếu nhím con khỏe mạnh và nhím cái không còn nhiều sữa nữa. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho nhím đực vào giao phối, đưa nhím con sang ô khác.

Chăm sóc nuôi dưỡng
Cho ăn: Cho nhím ăn nhiều loại thức ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; cho ăn 2 bữa/ngày: Bữa ăn chính (buổi chiều tối) và bữa phụ (buổi trưa). Đối với nhím hậu bị hạn chế lượng thức ăn sao cho tăng trọng bình quân 0,8 kg/con/tháng. Đối với nhím sinh sản, khi cho ăn cần phải xem xét từng con. Đối với con sắp phối giống, không nên cho ăn quá nhiều; đối với nhím đang mang thai cần tăng cường thêm thức ăn tinh, đảm bảo đủ lượng xương. Tuy nhiên, luôn luôn phải đảm bảo lượng thức ăn xanh cho chúng. Dùng
phụ phẩm nông nghiệp cần rửa sạch, tránh ngộ độc. Cho nhím ăn đúng giờ quy định.

Nước uống: Nếu thức ăn nhiều nước như củ, quả thì có thể không cần cho uống nước. Tuy nhiên cần cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.

Ngủ, nghỉ ngơi: Nhím sinh hoạt về đêm, ban ngày ngủ từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cần giữ yên tĩnh cho nhím ngủ.

Vệ sinh chuồng nuôi: Chắc chắn rằng chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, được cọ rửa thường xuyên. Máng ăn, uống cần được cọ rửa sạch sẽ hàng ngày. Không để thức ăn thừa tồn lâu trong máng. Có kế hoạch định kỳ tổng vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh… nhằm hạn chế khả năng phát sinh bệnh, giảm thiểu những tác nhân không mong muốn.

Chống cận huyết: Cần phải đánh số, ghi chép lý lịch của từng con để không bị nhầm lẫn trong khi ghép đôi giao phối. Nên trao đổi đực giống giữa các đàn với nhau.

Hoàng Yến


Có thể bạn quan tâm

Thêm ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc
Thêm ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc
Thêm ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc

Thứ ba, 12/11/2013 08:37 GMT+7 Một nông dân 64 tuổi tại tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, được xác nhận là ca lây nhiễm H7N9 tiếp theo, nâng tổng số ca nhiễm virus cúm gia cầm tại Trung Quốc trong mùa thu năm nay lên 4.

Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng
Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng
Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng

(Người Chăn Nuôi) - Vịt chạy đồng là nguồn thực phẩm sạch, được thị trường ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định. Nuôi vịt chạy đồng cũng được xem là mô hình “một vốn bốn lời” của nhiều người chăn nuôi hiện nay.

Một số xu hướng trong chăn nuôi heo trên thế giới
Một số xu hướng trong chăn nuôi heo trên thế giới
Một số xu hướng trong chăn nuôi heo trên thế giới

Ngành chăn nuôi trên toàn thế giới đã và đang có nhiều biến động, được dự báo vẫn tiếp tục phát triển trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Riêng đối với chăn nuôi heo đang có những xu thế mới.