Trong công tác phòng chống rét cho gia súc gia cầm vụ đông xuân 2012. Để giảm thiểu thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra trong chăn nuôi bà con cần chú ý một số biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm:
Ảnh: Trung tâm khuyến nông
* Yếu tố chuồng trại
- Cần đảm bảo được che chắn tránh mưa tạt gió lùa, nhất là hướng gió Đông Bắc.
- Thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo sạch sẽ.
- Có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi... Chú ý nơi đốt sưởi có khoảng cách nhất định để đảm bảo cho vật nuôi đủ ấm và đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi (tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy chuồng nuôi).
Với gia cầm non trong giai đoạn 1 - 15 ngày tuổi: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài, vì cần các vật dụng chăn nuôi: Quây úm, chụp sưởi, trải chất độn chuồng dải dày 10 - 15 cm để đảm bảo nhiệt độ trong quây úm từ 28 - 350C. Có thể dùng nhiệt kế hoặc quan sát bằng mắt biểu hiện của đàn gia cầm , nếu nhìn bằng mắt thường thấy đàn gia cầm tụm lại, chồng chất lên nhau dưới bóng điện thì chuồng nuôi đang thiếu nhiệt, nếu gia cầm tụm lại chen chúc nhau ở một góc là chuồng nuôi đang bị gió lùa.
* Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng
- Dự trữ đủ lượng thức ăn trong vụ đông.
- Đảm bảo cân đối khẩu phần dinh dưỡng, đủ vitamin, muối và các chất khoáng trong thức ăn.
- Cho ăn, uống ấm.
- Áp dụng các biện pháp chăm sóc hợp lý tùy thuộc sự thay đổi thời tiết.
Chăm sóc đàn trâu bò, dê, cừu:
- Thực hiện chăn thả muộn, về sớm; thả gia súc sau 8h sáng và về trước 16h chiều; chỉ chăn thả vào những ngày tạnh ráo. Khi nhiệt độ xuống dưới 120 C dừng ngay việc chăn thả trâu bò, để trâu bò tại chuồng nuôi, áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu bò. (chú ý đề phòng bệnh cước chân, và một số bệnh truyền nhiễm dễ mắc).
- Sửu dụng các loại chăn cũ, bao tải, bạt (nếu có bao tải gai là tốt nhất) may áo giữ ấm cho gia súc.
- Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng. Nên cho gia súc ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cho trâu bò không bị đói, có đủ năng lượng để chống rét.
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn tinh: (cám gạo, gạo, ngô, khoai, sắn) với lượng 0,5kg/100kg thể trọng.
+ Thức ăn thô: Sử dụng trực tiếp cỏ, rau xanh.
Sử dụng phụ phẩm cây đông như thân cây ngô, lá lạc, dây khoai lang, ngọn lá mía ủ chua để bảo quản, dự trữ thức ăn cho gia súc trong vụ đông.
Sử dụng rơm cho gia súc ăn hoặc xử lý kiềm hóa bằng nước vôi trong để làm mềm rơm trước khi cho gia súc ăn.
Tăng dinh dưỡng trong rơm bằng cách ủ urê sau 7 - 10 ngày là có thể cho gia súc ăn.
Đảm bảo cho trâu bò uống đủ nước, tốt nhất cho trâu bò uống nước ấm có hoà nuối với lượng khoảng 5 g/100 kg thể trọng.
* Lưu ý: Những ngày rét đậm, rét hại, có sương muối, trâu bò thường hay bị bệnh cước chân, biểu hiện thấy chân trâu bò bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết. nếu thấy chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét, gây nhiễm trùng.
Trường hợp trâu bò bị cước chân bà con cần nhốt lại trong chuồng, giữ ấm cho trâu bò, để nền chuồng khô ráo. Dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu để xoa bóp hàng ngày đồng thời cho trâu bò vận động tại chuồng để tăng cường tuần hoàn máu tại chân. Khi bệnh nặng cần điều trị bằng kháng sinh.
Đối với lợn: Đặc biệt chú ý đàn lợn con theo mẹ cần phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ trong ô úm từ 28 - 320C, tránh để lợn bị lạnh, ẩm, bẩn để phòng bệnh lợn con phân trắng.
* Công tác vệ sinh phòng bệnh
Cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, định kỳ phun thuốc sát trùng lên chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi 1 tháng 2 lần (một số loại thuốc sát trùng thông dụng như Vikol, Haniodin, clorin, BKA 2%...).
Thực hiện tốt việc tiêm phòng vacxin phòng chống các bệnh truyển nhiễm, theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Chủ động tăng sức đề kháng và sử dụng kháng sinh phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột: như bệnh Hen suyễn, THT, tiêu chảy.
Kỹ sư: Nguyễn Thị Dịu - Trung tâm khuyến nông tỉnh Ninh Bình
Nguồn: website https://sonongnghiep.ninhbinh.gov.vn