Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Một số lưu ý phòng, chống nóng cho gia súc, gia cầm

Cập nhật: 01/06/2024, 16:08:49

Chuồng trại
Phần mái chuồng cần đảm bảo độ cao phù hợp để đón gió mát, lưu thông không khí trong chuồng nuôi. Nóc mái cần lắp đặt hệ thống giàn phun nước để làm mát, hoặc sử dụng các vật liệu cách nhiệt như phên tre nứa, lưới đen, cây dây leo… nhằm hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào mái chuồng.

Xung quanh chuồng nuôi phải có hệ thống mái hiên để che bớt ánh nắng chiếu vào chuồng.

Không gian bên trong chuồng nuôi cần phải dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ mạng nhện, tháo gỡ các chi tiết không cần thiết để tăng độ thông thoáng. Lắp thêm hệ thống quạt mát trong chuồng nuôi.

Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn, có điều kiện kinh tế nên cải tạo sửa chữa thành chuồng nuôi khép kín có sử dụng hệ thống giàn mát và quạt thông gió.

Bổ sung thêm nhiều máng ăn, máng uống, tránh hiện tượng chen chúc, giẫm đạp nhau.

Sân chơi, bãi thả nên trồng thêm cây, loại bỏ các bụi rậm. Giữ mặt sân luôn bằng phẳng, không đọng nước.

Thức ăn, nước uống
Điều chỉnh hợp lý khẩu phần ăn, tăng lượng thức ăn xanh, rau củ tươi, giảm lượng thức ăn tinh.

Thức ăn đảm bảo luôn tươi, mới, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin. Có thể sử dụng vitamin tổng hợp như Vitamin C, Bcomlex… trộn vào thức ăn của đàn vật nuôi để tăng cường sức đề kháng.

Cung cấp đủ nước sạch, mát cho đàn vật nuôi. Lưu ý thực hiện che nắng cho bể nước và đường ống dẫn nước để nguồn nước uống của vật nuôi không bị nóng.

Chăm sóc, nuôi dưỡng
Nên giảm mật độ, không nuôi quá dày, nuôi theo phương thức bán chăn thả, kết hợp chuồng nhốt và sân chơi, bãi thả. Đối với đại gia súc, khi trời nắng nóng, đặc biệt là buổi trưa phải cột ở nơi có bóng cây, không nên chăn thả, không khai thác sức kéo.

Cho vật nuôi ăn lượng thức ăn vừa phải, không ăn quá no. Cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát, không cho ăn lúc trưa nắng.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại, không để phân và chất thải ứ đọng nhiều sẽ sinh ra khí độc, làm nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi tăng cao dễ phát sinh mầm bệnh. Nếu dùng đệm lót sinh học cần giảm độ dày của lớp đệm để tránh làm nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để hạn chế mùi hôi trong chăn nuôi. Định kỳ 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh.

Đối với chăn nuôi gia súc, hàng ngày phải cọ rửa chuồng trại và tắm chải. Công tác vệ sinh tắm mát cũng cần thực hiện vào buổi sáng và chiều tối.

Vào những ngày nắng gay gắt, nhiệt độ quá cao cần bổ sung thêm chất điện giải, Gluco K – C vào nước uống cho đàn vật nuôi.

Phòng bệnh
Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định của cơ quan chuyên môn để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm mới tái đàn.

Đối với các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa cần chủ động cho gia súc, gia cầm uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm những con bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Khi có gia súc, gia cầm bị ốm, chết với số lượng nhiều cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

ThS Đào Minh Thuận / Trung tâm Khuyến nông Thái Bình


Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi tái đàn vật nuôi
Lưu ý khi tái đàn vật nuôi
Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.

Cần chú ý gì khi tái đàn vật nuôi cuối năm?
Cần chú ý gì khi tái đàn vật nuôi cuối năm?
Cần chú ý gì khi tái đàn vật nuôi cuối năm?

Trong thời gian qua, dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp, các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trở lại nhất là ở những địa phương còn chăn nuôi nhỏ lẻ...

Kỹ thuật chăn nuôi ngan
Kỹ thuật chăn nuôi ngan
Kỹ thuật chăn nuôi ngan

Ngan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Nông dân tỉnh ta thường nuôi ngan theo phương thức chăn thả...