Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Mỹ: Tương lai ngành chăn nuôi sau cuộc chiến thương mại

Cập nhật: 20/08/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Người Chăn Nuôi) - Cuộc chiến thương mại và “sức nặng” của thị trường trung Quốc đã xáo trộn toàn ngành trồng trọt và chăn nuôi không chỉ tại Mỹ mà nhiều quốc gia trên thế giới. Sự ảm đạm bắt đầu bao trùm các sàn giao dịch thương mại tới các trang trại tại Midwestern; trong đó giá đậu tương Bắc Mỹ, Nam Mỹ đang gần chạm đáy.

Trung Quốc có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành nông nghiệp Mỹ khi nhập khẩu 19,4 tỷ USD các sản phẩm nông sản Mỹ, đứng thứ 2 sau Canada (20,5 tỷ USD) và vượt Mexico (18,6 tỷ USD). Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng giữa hai quốc gia này đang làm xáo trộn dòng chảy nông sản toàn thế giới từ đậu tương đến thuốc lá, thịt bò và các loại hạt ngũ cốc, rượu vang, rau quả và vô số sản phẩm nông nghiệp khác; trong đó nguyên liệu TĂCN và thịt, sữa sẽ là các sản phẩm chịu tổn thương nghiêm trọng nhất.

Nguyên liệu TĂCN
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong số các cây trồng làm TĂCN, Trung Quốc nhập khẩu 57% đậu tương Mỹ trong năm 2017. Do đó, đậu tương là nông sản chịu tổn thất nặng nề nhất trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng.

Ngoài đậu tương, Trung Quốc còn nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc thô (78%), đặc biệt là lúa miến (trừ ngô) với trị giá nhập khẩu khoảng 0,8 tỷ USD. Dù tổn hại kinh tế của các sản phẩm này vẫn được đánh giá nhẹ hơn đậu nành song thị trường nguyên liệu TĂCN toàn cầu cũng rơi vào tình cảnh hỗn loạn. Tháng 4, Trung Quốc áp thuế phạt tạm thời lên đến 178% với lúa miến Mỹ trong lúc điều tra chống bán phá giá mặt hàng này. Hàng chục chuyến tàu lúa miến của Mỹ sang Trung Quốc đã phải chuyển hướng và bán rẻ cho Ả Rập Saudi, Nhật Bản và Tây Ban Nha. Công ty kinh doanh hàng hóa nông nghiệp Archer-Daniels-Midland (Mỹ) ước tính mất 30 triệu USD lợi nhuận trong quý II do các tranh chấp thương mại về lúa miến.

Khi Mỹ giảm xuất khẩu lúa miến sang Trung Quốc, làn sóng nhập khẩu ngô thay thế lại dâng cao trong bối cảnh giá đậu nành ở Trung Quốc trở nên đắt đỏ. Toàn cảnh thị trường nguyên liệu TĂCN đã bị thay đổi khi dòng chảy thương mại ngô từ Ukraine sang Trung Quốc tăng cao. Ngoài ra, động thái bãi bỏ thuế nhập khẩu đậu tương, khô đậu, dầu hạt cải và bột cá từ 5 nước châu Á gồm: Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Hàn Quốc và Sri Lanka từ ngày 1/7 của Trung Quốc cũng báo hiệu sự thay đổi dòng chảy thương mại trên thị trường nguyên liệu TĂCN trong thời gian tới. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đang gây sức ép buộc nông dân phải trồng thêm đậu tương; đồng thời đẩy mạnh trợ cấp cho nông dân trồng đậu tương và những nông dân trước đó trồng ngô nay chuyển sang trồng đậu tương.

Thịt và sữa
Nếu nông dân trồng ngũ cốc như lúa miến có thể dễ dàng chuyển sang cây trồng khác để đối phó chiến tranh thương mại thì những hãng sản xuất sữa và thịt heo tại Mỹ lại không thể làm điều tương tự. Cùng với đậu tương, thịt heo chiếm tỷ trọng 3,6%, tương đương 0,7 tỷ USD; sản phẩm sữa chiếm 3,1%, 0,6 tỷ USD, ngũ cốc thô chiếm 4,1% (0,8 tỷ USD) và bông/DDGS chiếm 1%, tương đương 1 tỷ USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc lên đến 75%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thịt heo và sữa của Mỹ sang Trung Quốc lần lượt đạt 700 triệu USD (10%) và 600 triệu USD (11%). Dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu từ chăn nuôi heo (4%) và chăn nuôi bò sữa (2%), trong khi con số này ở ngành đậu tương là 29%; nhưng cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ cũng đang gây tổn hại nặng nề tới ngành chăn nuôi của Mỹ. Năm ngoái, Mỹ đã xuất khẩu 22% tổng sản lượng thịt và 14,7% sản lượng sữa.

Theo chuyên gia kinh tế Dermot Hayes tại trường Đại học Iowa, thịt heo kỳ hạn đã giảm 18 USD/đầu con, dẫn đến thua lỗ khoảng 2,2 tỷ USD toàn ngành và có nguy cơ tăng lên 3 tỷ USD khi Mexico tăng thuế 20% lên các mặt hàng thịt heo của Mỹ. Khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với mặt hàng thịt heo của Mỹ, nâng tổng mức thuế mà thị trường này áp lên thịt heo của Mỹ đến 71%, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thịt heo từ Mỹ khó có cửa vào Trung Quốc và buộc phải tìm các thị trường khác, trong đó có Đông Nam Á. Hiệp hội Xuất khẩu thịt Mỹ cho biết, ngành thịt heo của Mỹ sẽ thiệt hại 860 triệu USD trong năm 2019 vì chiến tranh thương mại.

Chiến tranh thương mại cũng giáng một đòn nặng nề vào ngành sữa của Mỹ. Giá hợp đồng sữa tương lai đã giảm 12% từ khi Mexico tuyên bố áp thuế trả đũa nhằm vào các sản phẩm sữa của Mỹ lên mức 25%. Trong khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu áp thuế trả đũa 25% lên các sản phẩm pho mát và đạm whey của Mỹ từ ngày 5/7. Trung Quốc có thể tìm nguồn cung các sản phẩm sữa từ các nước nước khác để thay thế nguồn cung của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đóng góp 55% tổng sản lượng đạm whey mà Trung Quốc nhập khẩu hàng năm. Do vậy, ngân hàng Rabobank cho biết không một nước nào có đủ nguồn cung đạm whey để thay thế Mỹ ở thị trường Trung Quốc. Đánh thuế 25% lên mặt hàng này sẽ gây gánh nặng tài chính cho các nhà sản xuất sữa của Mỹ cũng như ngành TĂCN của Trung Quốc.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản Mỹ sang Trung Quốc chiếm 14,5% tổng doanh thu; trong đó, đậu tương chiếm tỷ lệ 63,9% - tương đương 12,4 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc tiêu thụ 25 - 30% tổng sản lượng đậu tương thu hoạch mỗi năm của Mỹ.

Mi Lan / (Tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi dê sinh sản
Kỹ thuật nuôi dê sinh sản
Kỹ thuật nuôi dê sinh sản

Dê là gia súc nhai lại có tầm vóc nhỏ, ăn được nhiều lá cỏ và loại cây, khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt. Dê mắn đẻ, thời gian mang thai ngắn, tốc độ tăng đàn nhanh. Chăn nuôi dê ít vốn, quay vòng...

Bắc Giang: Nuôi gà sạch theo chuỗi
Bắc Giang: Nuôi gà sạch theo chuỗi
Bắc Giang: Nuôi gà sạch theo chuỗi

(Người Chăn Nuôi) - Đó là cách làm của anh Đinh Văn Hải, thôn Khúc Bánh, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa khi liên kết ký hợp đồng với Công ty TNHH Thức ăn Chăn nuôi Golden Star (Nghệ An) sản xuất thịt gà sạch khép kín từ chăn nuôi...

Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi
Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi
Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa chính thức có hiệu lực. Bên cạnh những cơ hội, một trong những ngành phải đối mặt với nhiều thách thức nhất khi tham gia hiệp định này là ngành chăn nuôi.