Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nghề chăn nuôi: Không thiếu những tỷ phú trẻ

Cập nhật: 07/08/2016

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Lớn lên từ những miền quê nghèo khó nhưng bằng sự năng động, sáng tạo, khát khao làm giàu, những bạn trẻ đã phấn đấu hết mình và trở thành những tỷ phú khi tuổi đời còn rất trẻ với nghề chăn nuôi.

ty-phu-tre


Nữ tỷ phú chăn nuôi heo 


Đặng Thị Thùy Chinh - Cô gái 8x đã trở thành tỷ phú khi cô đã mạnh dạn tận dụng 2.5 ha điện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để mở trang trại chăn nuôi lớn với mô hình khép kín và kĩ thuật hiện đại. 

Sau 4 năm cố gắng, hiện cô gái nhỏ nhắn ấy đã là chủ của một trang trại 2.500 con lợn thịt, mỗi năm xuất bán hơn 240 tấn thịt lợn cho thị trường đã mang lại cho cô gái trẻ thu nhập hơn 1 tỉ đồng một năm sau khi trừ các chi phí. 

Làm giàu từ chim trĩ đỏ 

Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 ở Lý Nhân, Hà Nam. Tốt nghiệp cấp 3 năm 2009, anh đến giúp việc cho trại nuôi chim của người chú. Một năm sau, anh về nhà cùng gia đình xây dựng trại nuôi chim trĩ đỏ với diện tích khoảng 30m2, vốn đầu tư khoảng 30-40 triệu đồng. 

Ban đầu, anh nuôi chim nhân giống, rồi mới phát triển dần lên nuôi thịt, cung cấp giống và chim non. Hiện anh có trại nuôi rộng khoảng 2.000m2, lúc cao điểm nuôi trên 1.000 con. 

Anh cho biết, mỗi con chim thịt nuôi từ nhỏ đến khi xuất chuồng, người nuôi mất chi phí khoảng 110.000 đồng. Với giá bán mặt hàng này khoảng 200.000 đến 220.000 đồng một kg, mỗi tháng riêng loại để thịt, anh Thắng có thể thu lãi từ 15 đến 20 triệu đồng. 

Hiện tại Thắng cung cấp thịt chim cho các nhà hàng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định... Còn chim giống và hậu bị, khách chủ yếu là các trại nuôi ở nhiều tỉnh lân cận. 

Làm giàu từ nuôi ong 

Phạm Văn Bảo Trung (sinh năm 1994, tại thị trấn Đinh Văn, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) là một tấm gương rất đáng để học hỏi. Do không có duyên với chuyện học hành, Bảo Trung quyết định nghỉ học khi mới vào lớp 10. 

Từ đó cậu làm phụ cho vườn cà phê của bố mẹ. Không chịu cảnh nghèo khó quanh năm, Trung đã mày mò học cách nuôi ong lấy mật nhằm tận thu những mùa hoa cà phê của gia đình. 

Sau 6 tháng bỏ nhà đi học Nghề, cậu đã có trong tay kinh nghiệm chăm ong hiệu quả và quyết định về quê vay mượn được hơn 50 triệu đồng đầu tư nuôi 80 đàn ong. Thắng ngay từ trận đầu chỉ sau 4 tháng, Trung thu hồi được vốn liếng và trả nợ. Từ đó cậu bạn 9X này phát triển đàn ong của mình lên tới con số hàng trăm đàn, tạo thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. 

Tay trắng nuôi heo lập nghiệp 

Triệu Văn Tuân sinh năm 1992 là một trong những chàng trai trẻ thành đạt trên chính mảnh đất quê hương. Hiện nay, Tuân đã là ông chủ của trang trại nuôi lợn hàng trăm con tại xóm Cua II, thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 

Học xong lớp 12, Tuân không thi Đại học mà ở nhà phát triển kinh tế theo cách riêng của mình. Tuân vay tiền của bố mẹ, bạn bè để xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động chăn nuôi. 

Tháng 10/2012 anh bắt đầu nhập 1.100 con lợn giống về để nuôi, sau khoảng 5 tháng lứa lợn đầu tiên được xuất chuồng, trừ hết chi phí Tuân thu lãi được hơn 400 triệu đồng. Từ đó Tuân mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình trang trại của mình. 

Hiện nay, Tuân đang sở hữu một trang trại rộng trên 10.000 m2 và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 người lao động với thu nhập ổn định. 

Tỷ phú vịt trời 

Một buổi sáng năm 2010 từ một đôi vịt trời mắc vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, Lục Ngạn, Bắc Giang trở thành người đầu tiên ở Việt Nam thuần hóa vịt trời thành vịt nhà. Nhờ vịt trời mà anh đã trở thành tỷ phú. 

Tự làm, tự nhân giống, tự đem những quả trứng đầu tiên cho gà ấp, anh Dần đã có những con vịt trời đầu tiên sau gần 1 năm thuần hóa hai con vịt trời. 6, 7 tháng sau, đàn vịt trời nuôi đầu tiên xuất hiện trên thị trường. 

Từ cuối năm 2013, anh Dần bắt đầu trở thành triệu phú khi mở rộng việc thuần hóa vịt trời và nhân giống với số lượng lớn. Anh Dần chia sẻ: “Từ cuối năm 2013, tôi đã nhân giống với số lượng lớn. Vịt trời con một tuần tuổi đổ lại bán với giá 100.000 đồng/con, vịt trời mái để sinh sản giá 350.000 đồng/con” 

Với hơn 4 sào diện tích mặt nước, gần 1 ha đất đồi, anh Tô Quang Dần đã và đang trở thành tỷ phú từ điều không tưởng. Mô hình này của anh đang được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Từ cực Nam tổ quốc là Cà Mau đến Lào Cai, Yên Bái...Điển hình như mô hình nuôi vịt trời của anh Nguyễn Hữu Quốc tại Thanh Hóa

Anh Tô Quang Dần vừa được Hội Nông dân Việt Nam trao giải 3 tại Lễ trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ 5 (2013-2014). 

9X nuôi lươn kiếm hàng trăm triệu 

Mới 24 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn lớn tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Không có điều kiện để học hành, Phú quyết tâm tính kế sinh nhai bằng chính đôi tay trên mảnh đất quê nhà. 

Dù không có vốn và còn trẻ nhưng Phú đã dám đứng lên vay 60 triệu đồng từ nguồn vốn của quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội LHTN TP.HCM) để đầu tư làm ăn. 

Cậu nhận thấy mô hình nuôi lươn đang rất được ưa chuộng, chi phí đầu tư ban đầu không cao lại nhanh chóng thu hồi được vốn và kĩ thuật nuôi không khó. Tất cả số vốn liếng vay mượn Phú đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng, mua lươn giống về nuôi. 

Mới đầu, Phú chỉ dám đầu tư vào hơn 100m2 nhưng đã cho thu lãi đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Hiện nay Phú đang mở rộng mô hình thêm vài trăm m2 hứa hẹn sẽ đem lại thu nhập cao hơn nữa. 

21 tuổi làm VAC thu lãi lớn 

Chàng trai trẻ Huỳnh Tấn Đạt (21 tuổi) là chủ một trang trại chăn nuôi hỗn hợp tại ấp 5, tổ 7, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Anh còn được Thành Đoàn TP.HCM tuyên dương là gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi năm 2012, với lợi nhuận thu về mỗi năm gần 200 triệu đồng. 

Năm 2011, Đạt đã thuyết phục gia đình vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp để đào ao nuôi cá và lập trại nuôi heo. Tận dụng triệt để nguồn nước thải từ heo, Đạt tiếp tục đầu tư nuôi 5.000 con cá tra để tăng thu nhập. 

Hiện trang trại của Đạt có tổng diện tích 1.000 m2, trong đó anh đang nuôi đàn heo hàng chục con, 10.000 con cá tra, 6.000 con cá trê, 5.000 con cá chim. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi mỗi năm của Đạt khoảng gần 200 triệu đồng. 

Biên Thùy (tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Phòng, trị các bệnh trên gia súc thời điểm giao mùa
Phòng, trị các bệnh trên gia súc thời điểm giao mùa
Phòng, trị các bệnh trên gia súc thời điểm giao mùa

(Người Chăn Nuôi) - Thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút và dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị.

Tấm gương nông dân sản xuất giỏi
Tấm gương nông dân sản xuất giỏi
Tấm gương nông dân sản xuất giỏi

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù,...

Người chăn nuôi heo ở Quảng Nam hướng đến thị trường tết
Người chăn nuôi heo ở Quảng Nam hướng đến thị trường tết
Người chăn nuôi heo ở Quảng Nam hướng đến thị trường tết

Người chăn nuôi heo trên địa bàn Quảng Nam đang tích cực tái đàn, chú trọng phòng chống dịch bệnh để phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng cuối năm, dịp tết.