Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Những mô hình “hái ra tiền”

Cập nhật: 27/02/2021, 21:00:40

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Những mô hình “hái ra tiền”

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi chiếm vị thế quan trọng trong ngành nông nghiệp ở nước ta. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự cải tiến trong canh tác và nuôi trồng hiện nay xuất hiện những mô hình chăn nuôi độc đáo mang đến lợi nhuận cao cho người nông dân. Cùng Người Chăn nuôi điểm qua những mô hình hiệu quả này.

Chăn nuôi heo an toàn sinh học

Năm 2020, Tập đoàn Quế Lâm đã triển khai thực hiện “Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F” (Farm - Food - Feed - Fertilizer), đây là dự án hiện thực hóa khái niệm “Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp”, với dự án trên sẽ trở thành một mô hình kiểu mẫu về chăn nuôi hữu cơ. Quy trình chăn nuôi hoàn toàn theo hình thức tự động hóa, trong khuôn viên xây dựng 2 ha, gồm 3 dãy chuồng nuôi, diện tích mỗi dãy chuồng là 3.600 m2 và chuồng nuôi được thiết kế theo tự nhiên có cải tiến đông ấm, hè mát và ¾ diện tích mỗi ô dùng đệm lót sinh học, máng ăn uống tự động và khu vực nuôi được chia thành theo dãy nuôi heo nái sinh sản với hàng trăm con, sản xuất từ 3.000 - 3.500 con heo giống và hai dãy chuồng nuôi heo thịt, mỗi dãy có 60 ô nuôi (diện tích 60 m2/ô) nuôi được 8.000 - 10.000 con heo thịt/năm, sản lượng ước đạt 800 - 1.000 tấn thịt hữu cơ chất lượng cung cấp cho thị trường.

Ngoài ra, nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học nhằm tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp với công suất nhà máy 50.000 tấn/năm, diện tích 2,5 ha. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ (không hóa chất) với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm, phục vụ chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học hữu cơ. Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với công suất 100.000 tấn/năm được xây dựng trong khu tổ hợp nhà máy không chỉ thu gom, xử lý các phụ phẩm trong khu tổ hợp 15 ha dự án mà còn thu gom các phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp của các khu vực lân cận để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phục vụ đầu vào sạch, chất lượng cao cho trồng trọt.

Nuôi gà lông trắng phòng lạnh

Hay gọi cách khác là chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín, hoàn toàn tự động (Automated broiler house) - phương thức chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp... Mô hình này có nhiều ưu điểm vượt trội như: Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa; Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật; Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi; Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường... Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vaccine. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ.

Hiện nay ở nước ta, mô hình nuôi gà thịt, nuôi gà đẻ lấy trứng chuồng kín đã và đang được phát triển khá nhiều trên cả nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn như: Tập đoàn C.P. Việt Nam, Mavin, Phú Gia… và các chuỗi liên kết với các chủ hộ chăn nuôi. Điển hình như trang trại chăn nuôi gà An Thịnh Phát (Long Thành, Đồng Nai), do một nhóm doanh nghiệp đầu tư, với sự hậu thuẫn của Tập đoàn C.P. Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư lên tới 30 tỷ đồng, quy mô đàn gần 1 triệu con mỗi năm, trang trại này không chỉ nuôi gà trong phòng lạnh mà hệ thống chăn nuôi từ quản lý trại đến cho gà ăn đều hoàn toàn tự động.

Nuôi bò Kobe theo tiêu chuẩn Nhật

Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình (Long An) cho biết, cách đây 2 năm ông đã nhập khẩu cả trăm nghìn con bò sống từ Australia về để vỗ béo. Từ đó, sản phẩm thương hiệu thịt bò Wagyu Fohla được ra đời sau một năm nuôi thử nghiệm. Giống bò này nhập từ Australia với công nghệ nuôi được chuyển giao bởi trang trại Sawai Farm - Nhật Bản, trong quá trình nuôi được các chuyên gia Nhật giúp đỡ. Sau khi thử nghiệm, hầu hết chuyên gia Nhật đều đánh giá sản phẩm bò nuôi tại Việt Nam chất lượng khá tốt, không hề thua kém hàng Nhật.

nuôi bò Kobe

Trước đó, Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam (Lâm Đồng) cũng đã mở rộng trang trại nuôi giống bò gene Nhật. Ông Nguyễn Trí Đức Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam cho biết, doanh nghiệp ông đã nhập khẩu nguồn gene bò Nhật từ Mỹ (nhập khẩu tinh bò để phối với bò sữa) tạo đàn bò Nhật tại Việt Nam từ năm 2011. Đàn bò của công ty đang nuôi là 420 con với sản lượng cung cấp ra thị trường trung bình 1 con/tuần. Mỗi con bò có giá trị 200 - 250 triệu đồng, cao hơn nhiều lần bò thịt trên thị trường hiện nay. Thịt bò mang thương hiệu “Viet Wagyu” của doanh nghiệp này đang bán với giá 2 - 4 triệu đồng/kg.

Mới đây, để bò giống Nhật được nhân rộng nhiều hơn ở Việt Nam, một số dự án ở các địa phương cũng đang hỗ trợ tinh bò giống Nhật cung cấp cho nông dân để cải thiện chất lượng bò thịt. Các loại bò này nông dân bán ra cao hơn bò thường tại địa phương.

Nuôi vịt trời áp dụng công nghệ

Con vịt quê giá 150.000 đồng, áp dụng công nghệ giá lên tới 40 USD. Đây là chia sẻ của “Vua vịt trời” Nguyễn Đăng Cường - Giám đốc Công ty TNHH Lucavi, tại xã Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Anh Cường  là một trong những người thử nghiệm thuần hóa và nuôi dưỡng thành công giống vịt trời. Hiện tại, anh Cường là chủ nhân của một trang trại với quy mô hàng vạn con vịt và đạt được mức thu nhập mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng. Chia sẻ về tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học công nghệ vào công việc của mình, anh Cường khẳng định, khoa học công nghệ là vấn đề lớn và thật sự quan trọng. “Mỗi con vịt trời bán ở chợ quê giá 150.000 đồng nhưng qua công nghệ chế biến của Nhật giá lên tới 40 USD. Chính vì thế, nông dân rất cần được hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là khâu chế biến, để gia tăng giá trị hàng hóa”, anh Cường nói.

nuôi vịt trời

Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại không đơn giản với những nông dân “dám” khởi nghiệp. Tuy anh Cường đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi vịt trời, đặc biệt, sản phẩm vịt trời hiện được đối tác Nhật Bản mời cộng tác, đưa công nghệ chế biến thành sản phẩm vịt trời hun khói nhưng về mặt khoa học công nghệ, anh Cường phải tự mày mò tìm hiểu là chính. Hiện tại, anh đã làm dây chuyền ấp trứng, vặt lông vịt, hun khói lên tới 20 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản.

Nuôi chim yến - nghề “hái lộc trời”

Nuôi chim yến đang được xem là nghề “hái lộc trời” ở nhiều nơi có biển trên toàn quốc. Loài chim yến có một nét đặc trưng riêng biệt là không đậu ở bất cứ nơi nào trừ tổ của chính mình. Dù có kiếm ăn xa cỡ nào thì ban đêm chúng cũng biết tìm đường về nhà. Chính vì thế hình thức nuôi chim yến trong nhà giúp người nuôi không tốn bất kì khoản chi phí thức ăn nào hay sự hao hụt về số lượng chim. Một đặc thù nữa là chim yến đã chọn nhà nào làm tổ thì chúng sẽ không thay đổi trong suốt quãng đời còn lại, vì vậy nuôi chim yến gần như không có rủi ro, khả năng bền vững cực kỳ ổn. Nếu người nuôi chăm chỉ tìm tòi, biết cách bảo tồn giống thì sau một năm số lượng cá thể chim yến sẽ tăng lên gấp 3 so với lúc đầu, lợi nhuận thu về sẽ không hề nhỏ.

nuôi chim yến

Đây là mô hình kinh tế mới có xu hướng phát triển nhanh bởi chỉ trong gần 2 năm đã có hàng chục nhà yến được xây mới và đang tiếp tục mở rộng. Hiệu quả kinh tế bước đầu đã được khẳng định ở một vài hộ nuôi. Tuy nhiên khó khăn cũng rất nhiều. Để nghề nuôi chim yến phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn môi trường, dịch bệnh còn nhiều vấn đề phải sớm thực hiện.

Ngọc Diệp (Tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi
Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi
Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi

(Người Chăn Nuôi) - Vịt con mới nở sức đề kháng kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng chưa tốt, do đó cần nắm vững chế độ dinh dưỡng để vịt sinh trưởng và phát triển tốt.

Người nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn
Người nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn
Người nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn

Từ một gia đình nông dân nghèo khó, nhờ mạnh dạn trong phát triển kinh tế, gia đình chị Trịnh Thị Liên ở phường Kỳ Trinh đã vươn lên làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn nái có quy mô.

Trang trại anh Dương
Trang trại anh Dương
Trang trại anh Dương

Cùng đoàn cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp& PTNT Đông Hưng, chúng tôi đến thăm trang trại của anh Nguyễn Văn Dương, thôn Thuần Túy, xã Đông La...