Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nuôi gà không chuồng lồng, còn nhiều thách thức

Cập nhật: 11/12/2021, 14:05:28

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Nuôi gà không chuồng lồng, còn nhiều thách thức
Liên kết chăn nuôi gia cầm sẽ giúp nông dân giảm thiểu được rủi ro

(Người Chăn Nuôi) - Những lo ngại về phúc lợi động vật đang thúc đẩy nhiều hãng sản xuất và tiêu thụ quyết tâm loại bỏ trứng gà lồng ra khỏi chuỗi cung ứng. Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cũng cam kết về lệnh cấm triệt để chuồng lồng và siết chặt quản lý mô hình này vào năm 2023.

Trước đề xuất “Chấm dứt mô hình nuôi gà trong chuồng lồng” do 170 tổ chức phi Chính phủ khắp châu Âu khởi xướng và được hơn 1,4 triệu công dân ký kết, ngày 10/6/2021 Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu về lệnh cấm sử dụng chuồng lồng trong các trang trại chăn nuôi gia cầm. Mặc dù châu Âu đã cấm sử dụng chuồng lồng truyền thống để nuôi gà mái vào năm 2012, những người tham gia chiến dịch tẩy chay chuồng lồng cho rằng điều này chưa đủ. Rất nhanh sau đó vào ngày 30/6/2021, EC đã tuyên bố một đề xuất xây dựng luật dự kiến ra mắt vào cuối năm 2023 nhằm giảm dần và cuối cùng sẽ cấm hoàn toàn chuồng lồng tại nhiều trang trại.

Quyết định trên của EU không hề tự phát mà nằm trong chiến lược dài hơi để đưa ngành trứng gia cầm chuyển sang hướng sản xuất không chuồng lồng. Thậm chí nếu không có lệnh cấm, vô số hãng trứng gà quy mô lớn, hãng bán lẻ, công ty dịch vụ ẩm thực và nhà hàng đã bắt đầu thực hiện chiến dịch tẩy chay trứng gà được sản xuất bằng phương pháp nuôi nhốt trong chuồng lồng.

Cuộc cách mạng của hệ thống chuồng lồng
Mô hình chuồng lồng truyền thống phát triển rầm rộ vào những thập niên 30 và trở thành mô hình nuôi tiêu chuẩn khi ngành sản xuất trứng gia cầm được công nghiệp hóa. Chuồng lồng mang lại lợi ích thiết yếu cho người sản xuất, như tận dụng không gian hiệu quả hơn và có thể thực hiện được quy trình tự động hoàn toàn, dễ quản lý, dễ vệ sinh và ít gặp rủi ro dịch bệnh, tiêu thụ thức ăn ít hơn và chi phí sản xuất thấp hơn.

Mặc dù chuồng lồng truyền thống giúp nông dân chăn nuôi thành công và đạt năng suất cao, nhưng nó vẫn bị phản đối kịch liệt ở nhiều nơi trên thế giới. Tới thập niên 60, phúc lợi động vật lại bắt đầu trở thành vấn đề nóng và thu hút sự chú ý tại châu Âu. Khi đó, các mô hình chuồng lồng bắt đầu hứng chịu sự chỉ trích khắp nơi vì vi phạm nghiêm trọng các quy chuẩn phúc lợi động vật như giam cầm vật nuôi trong không gian chật hẹp. Ðây là tiền đề cho các chuồng lồng cải tiến ra đời và phát triển vào thập niên 80.

Mô hình này là sự kết hợp những ưu điểm của cả 2 hệ thống chuồng lồng truyền thống và nuôi thả tự do, như lợi thế dễ vệ sinh và hiệu quả sản xuất cao. Chuồng lồng cải tiến mở rộng thêm không gian so mô hình chuồng lồng truyền thống và thường thiết kế thêm nơi trú ẩn và nghỉ ngơi cho gia cầm. Những chi tiết này có thể khác nhau tùy từng quốc gia hoặc vùng nuôi. Lồng cải tiến được công nhận rộng rãi là làm tăng biểu lộ hành vi của gia cầm hơn so lồng truyền thống, cạnh đó cải thiện điều kiện vật lý của gia cầm.

Áp lực lên lồng cải tiến
Mặc dù luật của châu Âu cho phép nuôi gà lồng cải tiến, nhiều quốc gia thành viên vẫn không cho phép sử dụng bất kỳ chuồng lồng nào để nuôi gà mái. Những ngành công nghiệp liên quan cũng đang tăng thêm áp lực, buộc ngành trứng gia cầm phải sớm tiến sang kỷ nguyên chăn nuôi gà không dùng lồng, không chỉ ở châu Âu mà còn lan sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Mỹ và châu Á.

Trong báo cáo Egg Track Record năm ngoái, Compassion in World Farming đã chỉ ra nhiều hãng trứng gia cầm lớn trên thế giới, kênh bán lẻ, công ty dịch vụ ẩm thực và nhà hàng khách sạn gồm các tập đoàn toàn cầu đã cam kết chấm dứt sử dụng trứng gà chuồng lồng trong chuỗi cung ứng của họ. Một số những công ty này đã chuyển đổi hẳn sang hệ thống nuôi không lồng, trong khi số khác có kế hoạch chuyển sang mô hình này vào năm 2025.

Không ngạc nhiên, trong những khu vực này có tỷ lệ trứng được sản xuất bằng hệ thống chuồng lồng đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Trước đó vào năm 2008, hơn 2/3 tổng đàn gà mái tại châu Âu được nuôi nhốt trong lồng (68%) nhưng tới năm 2020 con số này đã giảm xuống và còn chưa đến một nửa (48%). Tương tự, số lượng đàn gà không lồng chỉ chiếm 5% tại Mỹ vào năm 2009, thì nay đã tăng lên 29% và dự kiến sẽ tăng lên 2/3 tổng đàn gà của Mỹ vào năm 2026.

Rào cản chi phí
Ngoại trừ thúc đẩy chỉnh sửa luật phúc lợi chăn nuôi gà đẻ trứng lên các lục địa khác, Quy định 1999/74/EC đã thay đổi toàn diện mạo của ngành sản xuất trứng tại châu Âu. Quy định này đã thực hiện nhiều thay đổi liên quan đến ngành sản xuất trứng tại 2 mốc thời gian quan trọng: Từ năm 2003, không gian tối thiểu cho một con gà mái phải đảm bảo 550 cm2 so mức cũ là 450 cm2. Hiện, tất cả gà mái phải được nuôi trong hệ thống không lồng (chuồng trại lớn, chuồng có lối đi riêng dành cho gia cầm hoặc hữu cơ) hoặc chuồng cải tiến (không gian tối thiểu 750 cm2/vật nuôi).

Tuy nhiên, những quy định phúc lợi cho gà mái thường gây tốn kém chi phí. Trong đó, quy định tăng không gian cho mỗi con gà được thực hiện từ năm 2003 đã khiến chi phí sản xuất tăng thêm 3,4%. Riêng lệnh cấm sử dụng chuồng lồng truyền thống vào năm 2012 và phải đảm bảo không gian 750 cm2/gà mái đã đội chi phí thêm 6,8%.

Hệ thống chăn nuôi gà không lồng trên thế giới và châu Âu đều đang đối mặt những khó khăn nhất định trên con đường mở rộng và phát triển. Tính trung bình, tỷ lệ chết của gà mái trong hệ thống không lồng thường cao hơn hệ thống lồng truyền thống hoặc lồng 1, 2 tầng. Nguy cơ gà mổ lông, tấn công nhau cũng phổ biến hơn, kéo theo nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Hơn nữa, gà nuôi thả tự do có nguy cơ bị thú ăn thịt tấn công và có thể nhiễm dịch bệnh như cúm gia cầm và bệnh Newcastle thông qua tiếp xúc với chim di cư. Sàn chuồng ẩm ướt và lượng ammonia cao có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến chân gà. Chưa kể mô hình không lồng rộng rãi hơn, vật nuôi di chuyển nhiều hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nên cũng tốn thức ăn hơn.

>> Hệ thống không dùng chuồng lồng đòi hỏi trang trại phải có các kỹ năng và kiến thức tốt hơn để quản lý. Ðó cũng là một trong những thách thức lớn mà hệ thống chăn nuôi gà không lồng đang phải đối mặt.

Tuấn Minh / (Tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Xử lý bệnh APV trên gà
Xử lý bệnh APV trên gà
Xử lý bệnh APV trên gà

(Người Chăn Nuôi) - Sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra thường gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi khi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có thể lên tới 100%.

Hỗ trợ 8 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 10, 11
Hỗ trợ 8 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 10, 11
Hỗ trợ 8 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 10, 11

03:43 CH, 17/11/2013 (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vaccine và hóa chất sát trùng hỗ trợ 8 địa phương khắc phục hậu quả do bão số 10, số 11 gây ra.

Quảng Nam: Lại tiếp tục bùng phát dịch lở mồm long móng
Quảng Nam: Lại tiếp tục bùng phát dịch lở mồm long móng
Quảng Nam: Lại tiếp tục bùng phát dịch lở mồm long móng

Đ.THÀNH -Thứ Ba, 03/12/2013, 10:14 (GMT+7) Ngày 2/12, Phòng NN-PTNT huyện Phước Sơn, Quảng Nam cho biết, bệnh lở mồm long móng (LMLM) xảy ra trên địa bàn huyện và có nguy cơ bùng phát nhanh tại huyện này.