Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nuôi vịt trời mang lại hiệu quả cao

Cập nhật: 01/09/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET


Mô hình chăn nuôi vịt trời tại xã Hòa Đồng - Ảnh: Ngọc Hân

Sau một thời gian triển khai, dự án “Mô hình phát triển chăn nuôi vịt trời” tại hai xã Hòa Đồng và Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng.

Mô hình chăn nuôi mới
Để tạo điều kiện hỗ trợ hội viên, nông dân chăn nuôi tiếp cận và ứng dụng mô hình nuôi vịt trời theo hướng phát triển kinh tế tập thể, góp phần nâng cao đời sống, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng dự án “Mô hình phát triển chăn nuôi vịt trời” tại tỉnh và xin hỗ trợ nguồn kinh phí từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng thời phối hợp cùng Hội Nông dân huyện Tây Hòa khảo sát, lựa chọn địa điểm, chọn một số hộ phù hợp để triển khai dự án. Các hộ đủ điều kiện được hỗ trợ con giống, vật liệu xây dựng chuồng nuôi vịt, máy ấp trứng để tự sản xuất giống, nuôi vịt thương phẩm và nhân rộng mô hình ra các hộ xung quanh.

Ông Lê Đủ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng Ban quản lý dự án này cho hay, mô hình hỗ trợ 4.500 con vịt trời giống loại 2-3 tuần tuổi với nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương là 300 triệu đồng. Con giống được thuần hóa, có trọng lượng từ 0,2-0,3kg/con, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, cấp cho 10 hộ nông dân ở hai tổ hợp tác tham gia dự án tại hai xã Hòa Đồng và Hòa Bình 1.

Mỗi hộ nhận nuôi 450 con. “Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho số vịt giống do dự án hỗ trợ, ban quản lý dự án phối hợp với cán bộ thú y địa phương kiểm tra việc tiêm phòng tại cơ sở bán vịt giống trước khi cấp phát cho các hộ dân, đồng thời giúp đỡ tư vấn, hướng dẫn trong khâu chăm sóc vịt lúc ban đầu”, ông Đủ cho biết thêm.

Trong suốt quá trình thực hiện mô hình (từ tháng 12/2017-4/2018), các hộ nuôi thực hiện tốt việc phòng trị bệnh bằng vắc xin và vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn nên đàn vịt sinh trưởng, phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt khoảng 10-15% con giống/hộ. Sau khi trừ các chi phí như thức ăn, vắc xin ngừa bệnh…, 100% hộ nuôi đều có lãi. Hiện nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tây Hòa đã mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô nuôi vịt trời.

Khuyến khích nhân rộng
Gia đình ông Lương Tấn Thư (thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 1) là một trong 10 hộ được hỗ trợ chăn nuôi vịt trời vừa thu về số tiền hơn 30 triệu đồng từ việc bán vịt. Ông Thư phấn khởi cho biết: “Sau khi được Hội Nông dân hỗ trợ, nhận thấy đây là mô hình kinh tế tiềm năng và hiệu quả nên tôi đầu tư thêm vốn để mua con giống, xây dựng chuồng trại mở rộng chăn nuôi. Hiện gia đình tôi đã phát triển đàn lên 1.000 con vịt trời thương phẩm và hơn 100 con vịt trời bố mẹ đẻ trứng ấp nở nhân giống…”. Theo ông Thư, vịt trời vốn là loài biết bay, sống trong tự nhiên.

Món ăn từ vịt trời không phải ai cũng được thưởng thức, là đặc sản và có giá trị kinh tế cao. Vịt trời ăn ít, kháng bệnh tốt khi nuôi bán hoang dã. So với vịt nhà thì nuôi vịt trời không khó, không mất nhiều công chăm sóc. Thức ăn cho vịt trời cũng không cầu kỳ, chủ yếu là cám, bắp, lúa, chuối cây và các loại rau,… nên nhiều bà con nông dân trong thôn đang phát triển mô hình này.

Còn ông Đỗ Phụng Trương (thôn Phú Diễn, xã Hòa Đồng), cho hay: “Gia đình tôi rất may mắn là một trong năm hộ dân trong xã được Hội Nông dân hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc men… Nuôi vịt trời cũng giống như vịt ta nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn do chất lượng thịt thơm ngon hơn.

Mỗi con vịt trời có cân nặng vừa phải, con trưởng thành khoảng 1,2-1,5kg rất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên dễtiêu thụ; với các quán ăn, nhà hàng, càng thuận lợi hơn. Vịt trời sau khi nuôi trong thời gian hơn 3 tháng được bán với giá từ 180.000-200.000 đồng/con, lãi cao hơn nuôi vịt thường. Trong thời gian tới, gia đình tôi dự định sẽ tăng đàn vịt trời lên 1.000-2.000 con”.

Ông Mai Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Đồng, cho biết: Nuôi vịt trời thiên nhiên là mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao, đầu ra khá ổn định. Các kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại theo chuẩn an toàn sinh học... được cán bộ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn để người dân thực hiện. Mô hình này không những giúp người dân có được việc làm ổn định, làm ăn vượt khó vươn lên, mà còn có tác dụng giúp bà con chuyển đổi giống vật nuôi có chất lượng, thu nhập cao.

“Đây là dự án hỗ trợ không hoàn lại, phù hợp với nguyện vọng của nông dân. Thông qua dự án này, Hội tập hợp được hội viên nông dân tham gia xây dựng tổ chức cơ sở Hội, tạo điều kiện để các hộ nuôi trao đổi, chia sẻ, học hỏi về quy trình kỹ thuật chăn nuôi và thuần hóa vịt trời, chủ động phòng bệnh hoặc phát hiện bệnh sớm; phát huy năng lực hiện có, phấn đấu vượt khó vươn lên, giảm nghèo bền vững.

Với sự quan tâm của các cấp, ngành và chính quyền địa phương, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, tin rằng thời gian tới mô hình này sẽ được nhân rộng ở các địa phương trong tỉnh”, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lê Đủ nói.

Ngọc Hân


Có thể bạn quan tâm

Một số kỹ thuật thú y trong chăn nuôi dê
Một số kỹ thuật thú y trong chăn nuôi dê
Một số kỹ thuật thú y trong chăn nuôi dê

(Người Chăn Nuôi) - Trong quá trình nuôi dê, thực hiện tốt các kỹ thuật thú y giúp hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Những mô hình “hái ra tiền”
Những mô hình “hái ra tiền”
Những mô hình “hái ra tiền”

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi chiếm vị thế quan trọng trong ngành nông nghiệp ở nước ta. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự cải tiến trong canh tác và nuôi trồng hiện nay xuất hiện những mô hình chăn nuôi độc đáo...

Hỗ trợ nông dân tái đầu tư chăn nuôi
Hỗ trợ nông dân tái đầu tư chăn nuôi
Hỗ trợ nông dân tái đầu tư chăn nuôi

Hiện nay, trên thị trường giá heo hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc. Mức giảm sâu ghi nhận tại TP Cần Thơ, các tỉnh ÐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long…