Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tấm gương nông dân sản xuất giỏi

Cập nhật: 13/01/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Bình Nam (huyện Thăng Bình) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Anh Hồ Quang Hỷ ở thôn Thái Đông, xã Bình Nam là một trong những người như thế.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, từ khi lập gia đình đến nay, vợ chồng anh Hỷ không rời bỏ nghề nông, kinh tế khó khăn phải nuôi 3 con còn nhỏ đang tuổi ăn học nên cái nghèo vẫn cứ mãi đeo bám. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy, là lao động chính trong gia đình, anh Hỷ nhiều đêm suy nghĩ, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế, làm thế nào để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng sức lao động và trí óc của mình. Với ý tưởng muốn thoát khó khăn thì không có cách nào khác là phải đổi mới cung cách làm ăn, không thể độc canh cây lúa mà phải thâm canh kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, anh Hỷ là người tiên phong trong phong trào phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trong nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương. Đây là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng địa phương, mà các nơi khác đã thực hiện thành công.

Ảnh: Anh Hỷ đang giới thiệu về trại gà quy mô 2.000 con của mình

Với phương châm "lấy công làm lời, sống tiết kiệm", vợ chồng anh chăm chỉ làm ăn, quyết tâm thực hành tiết kiệm với cách làm là phát triển đa dạng sản xuất và để tạo vốn tích luỹ vươn lên mở rộng quy mô sản xuất. Theo đó, anh Hỷ chọn cây đậu phộng và trồng lúa để sản xuất trên diện tích đất mà gia đình hiện có (6 sào lúa 2 vụ, 5 sào đất màu), bình quân trong một năm tổng thu nhập từ sản xuất trồng trọt là 30 triệu đồng. Ngoài ra anh còn trồng thêm sắn, ngô để cung cấp lương thực trong năm cho gia đình và còn bổ sung thức ăn cho gia súc, gia cầm, góp phần giảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi.

Ngoài trồng trọt, vợ chồng anh quyết định đầu tư chăn nuôi gà tập trung, với quy mô 3 lứa một năm, mỗi lứa khoảng 2.000 con. Chọn được giống gà kiến thùng mau lớn, dễ nuôi, anh đã đầu tư nuôi theo mô hình trang trại tập trung và đã ứng dụng đệm lót sinh học để đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Theo tính toán, trung bình sau khi trừ các khoản, 1.000 con gà thịt sẽ đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Để tăng thêm phần thu nhập, gia đình tổ chức nuôi heo thịt hướng nạc, trên 10 con mỗi lứa, một năm ba lứa. Trong chăn nuôi luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi, nghiêm ngặt các khâu tiêm phòng, chăm sóc. Với kiến thức về nghề nuôi heo do tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với kiến thức được hướng dẫn tập huấn do các cấp Hội Nông dân và ngành nông nghiệp chuyển giao, gia đình anh đã áp dụng các kỹ thuật mới như sử dụng nước thải khí sinh học Biogas được lọc trong để bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi, sử dụng quy trình lên men lỏng trong chăn nuôi heo, phối trộn thức ăn, nhờ vậy trọng lượng đàn heo tăng trưởng nhanh. Bình quân 01 năm thu nhập từ nuôi heo là hơn 30 triệu đồng.

Không chỉ có vậy, nhận thấy chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao lại phù hợp với điều kiện thôn quê, vợ chồng anh bắt đầu tích lũy tiền, mua thêm được 03 con bò về nuôi cùng với 01 con bò được bố mẹ anh cho làm vốn. Để cung cấp thức ăn hằng ngày cho bò anh đã tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng cỏ. Nhờ tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng cỏ và hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân mà đồng cỏ rộng 5 sào của anh rất tươi tốt, cỏ xanh mướt và mọc rất đều. Anh cho biết: Nuôi bò nhốt chuồng không khó, tránh được gió, rét, vệ sinh chuồng tốt nên đàn bò lớn nhanh, khỏe mạnh. Trong quá trình nuôi, luôn chủ động phòng bệnh cho đàn bò. Quy mô chuồng nuôi ngày càng mở rộng, đến nay trong chuồng anh lúc nào cũng nuôi nhốt 6-8 con bò, có thời điểm đàn bò của gia đình anh lên đến 10 con. Mỗi con mua vào khoảng 10-18 triệu đồng. Sau khi vỗ béo 3-4 tháng, bán ra giá bò hiện phổ biến ở mức từ 25-30 triệu đồng đối với con trưởng thành (khoảng trên 7 tháng tuổi), có con còn có giá trên 35 triệu đồng, trừ chi phí, anh lãi khoảng 5-7 triệu đồng/con. Đây là mô hình chăn nuôi ít rủi ro, trong thời gian từ 2- 3 tháng đã có lãi cao, có thể nói, ít có mô hình kinh tế nào ở nông thôn hiện nay có thể cho thu nhập cao và nhanh như vậy. Anh cho biết “So với vật nuôi khác thì nuôi bò ít tốn công chăm sóc hơn, nguồn thức ăn dễ cung cấp, chủ yếu là cỏ ngoài đồng cắt về (mỗi ngày trung bình 01 con bò tiêu thụ khoảng 10kg cỏ và 01kg bột, thêm ít phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như khoai, sắn, rơm, bánh dầu,…) nên chi phí đầu tư thấp, bò lại ít bị bệnh tật, có thể nuôi khép kín trong diện tích nhỏ nên dễ chăm sóc, giá thành lại cao. Chính những ưu thế đó nên nuôi bò nhốt là hướng đi thích hợp cho người chăn nuôi bò hiện nay”. Vừa áp dụng vừa rút kinh nghiệm, mỗi năm anh nuôi 3 lứa, mỗi lứa 7-9 con, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mỗi lứa khoảng gần 50 triệu đồng. Anh dự định thời gian đến sẽ đầu tư nuôi bò quy mô nhiều hơn, và nghiên cứu thêm một số mô hình nuôi bò trùng quyết để tăng thêm lợi nhuận.

Chia sẻ về những kinh nghiệm làm ăn của mình, anh Hồ Quang Hỷ cho biết, là một nông dân, làm cái gì cũng vậy, nhưng trước hết là phải tiết kiệm. Thứ hai, phải biết trồng cây gì, nuôi con gì để phù hợp với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng của địa phương và mạnh dạn mở rộng quy mô, phát triển đa dạng các loại hình sản xuất. Điều quan trọng nữa là nhà nông phải biết cập nhật tin tức về giá cả, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế.

Với việc phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, từ một nghèo khó, kinh tế gia đình anh giờ đã có của ăn của để. Nhìn vợ chồng anh lao động quần quật suốt ngày mới thấy hết ý chí và nghị lực của một tấm gương nông dân với ước mơ làm giàu bằng đôi tay và khối óc của mình. Bản thân anh là một trong những tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên, xứng đáng để mọi người học tập và noi theo. Là hội viên Hội nông dân và với ý thức của một công dân ở địa phương, anh Hỷ cũng thường xuyên tham gia tích cực các hoạt động xã hội, sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất cho bà con. Hy vọng ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương như thế trên quê hương thuần nông để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và xây dựng nông thôn mới.

Theo thangbinh.gov.vn


Có thể bạn quan tâm

Giống tốt, tiền đề để chăn nuôi phát triển
Giống tốt, tiền đề để chăn nuôi phát triển
Giống tốt, tiền đề để chăn nuôi phát triển

VĂN HÙNG -Thứ Năm, 24/10/2013, 10:38 (GMT+7) Sáng 23/10, Viện Chăn nuôi đã tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng, định hướng nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Vũ Văn...

Tấm gương nông dân sản xuất giỏi
Tấm gương nông dân sản xuất giỏi
Tấm gương nông dân sản xuất giỏi

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù,...

Giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi
Giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi
Giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí sản xuất, do vậy, việc tìm ra những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho vật nuôi là điều hết sức cần thiết.