Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Thú y Việt Nam: Kỳ vọng diện mạo mới

Cập nhật: 17/04/2021, 13:55:36

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Thú y Việt Nam: Kỳ vọng diện mạo mới
Kiểm soát tốt dịch bệnh giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững - Ảnh: Tất Sơn

(Người Chăn Nuôi) - Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được kiện toàn, tăng cường năng lực; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế. Đó là mục tiêu chung của Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vai trò quan trọng

Ngành thú y có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho động vật, đảm bảo sức khỏe con người. Ngoài ra, thú y còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo kế sinh nhai cho khoảng 10 triệu hộ gia đình (ước tính có trên 40 triệu người dân Việt Nam); bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Những năm qua, ngành thú y đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật về thú y khá toàn diện, có tính thực thi cao và hội nhập quốc tế. Tổ chức phòng, chống và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền lây từ động vật sang người, xây dựng hơn 2.000 vùng, chuỗi sản xuất chăn nuôi, NTTS an toàn dịch bệnh. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành thú y đã trực tiếp hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, sản xuất nhiều sản phẩm chăn nuôi, NTTS chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và mỗi năm xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt khoảng 10 tỷ USD.

Hiện, Việt Nam có 78/78 cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP. Các doanh nghiệp đã sản xuất được hơn 12.000 sản phẩm, đáp ứng hơn 80% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; đã xuất khẩu thuốc thú y đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm. Đặc biệt, ngành thú y Việt Nam có 10 doanh nghiệp sản xuất được trên 150 sản phẩm vaccine các loại; trong đó, đã sản xuất được hầu hết các loại vaccine phòng bệnh quan trọng như vaccine cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, dại và nhiều sản phẩm phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm.

Thiếu thú y cơ sở

Có thể nói, hoạt động của ngành thú y đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, những khó khăn của ngành vẫn còn rất nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Điển hình như thực hiện Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp bộ máy, thời gian qua tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã sáp nhập các trạm thú y để thành lập trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, dẫn đến rất nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập. Đó là công tác giám sát, phát hiện bệnh và báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ. Nhiều nơi đã không còn lực lượng thú y cơ sở để tiếp nhận thông tin từ người chăn nuôi. Điều này khiến người chăn nuôi không báo cáo dịch bệnh cho địa phương và cơ quan thú y các cấp để phối hợp chỉ đạo chống dịch, kéo dài thời gian xảy ra dịch mà không được phát hiện. “Đơn cử như bệnh viêm da nổi cục bùng phát trên đàn bò tại một số tỉnh miền núi phía Bắc từ tháng 10/2020 vừa qua, trên thực tế bệnh đã bùng phát từ khá lâu trước đó, nhưng không được báo cáo và phát hiện để khoanh vùng xử lý sớm, khiến bệnh lây lan rất nhanh, khi phát hiện kiểm tra thì đã lan từ tỉnh này sang tỉnh khác” - ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết.

Tăng cường năng lực

Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, có trên 75% loại dịch bệnh nguy hiểm ở người có nguồn gốc từ động vật, như cúm gia cầm, dại, bò điên, liên cầu khuẩn, lao bò, và hiện nay là Covid-19…, gây tổn hại lớn cả về kinh tế và con người. Đơn cử, dịch tả heo châu Phi trong năm 2019 đã gây thiệt hại trực tiếp khoảng 20 nghìn tỷ đồng, tác động lớn đến chỉ số CPI.

Rõ ràng, với một ngành nghề không chỉ tác động đến kinh tế - xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, thì sự lúng túng của một số địa phương trong thực hiện phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh thời gian qua cần sớm được chấn chỉnh. Tương tự, tình trạng thiếu nhân lực… cũng cần nhanh chóng khắc phục.

Trước thực tế này, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”, mục tiêu chung là hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được kiện toàn, tăng cường năng lực; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế. Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đưa ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, cơ chế, chính sách, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành thú y; kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật; nâng cao năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý ATTP đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật; nâng cao năng lực quản lý thuốc thú y… Đề án này góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước với lĩnh vực thú y, bảo đảm chất lượng, hiệu quả thực sự của công tác phòng, chống, kiểm soát các loại dịch bệnh từ động vật, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

>> Ngành thú y nước ta có lịch sử hình thành và phát triển trên 70 năm, với dấu mốc đầu tiên từ năm 1950. Tại thời điểm đó, trước tình hình cấp bách do dịch bệnh, ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh 125 về thi hành luật lệ bài trừ dịch bệnh gia súc. Sắc lệnh là văn bản mang tính pháp lý đầu tiên về công tác thú y của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lê Loan


Có thể bạn quan tâm

Xu hướng dinh dưỡng trong chăn nuôi đang thay đổi
Xu hướng dinh dưỡng trong chăn nuôi đang thay đổi
Xu hướng dinh dưỡng trong chăn nuôi đang thay đổi

Trên toàn thế giới, ngành chăn nuôi đang chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong các xu hướng dinh dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời giải quyết các thách thức về môi trường.

Chăn nuôi thế giới năm 2021: Bền vững, trách nhiệm và hiệu quả
Chăn nuôi thế giới năm 2021: Bền vững, trách nhiệm và hiệu quả
Chăn nuôi thế giới năm 2021: Bền vững, trách nhiệm và hiệu quả

(Người Chăn Nuôi) - Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chăn nuôi góp 40% giá trị toàn cầu vào đầu ra nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế cùng an ninh thực phẩm và dinh dưỡng cho gần 1,3 tỷ người. Vẫn còn nhiều dư địa để...

Giống heo siêu nạc nhờ biến đổi gen
Giống heo siêu nạc nhờ biến đổi gen
Giống heo siêu nạc nhờ biến đổi gen

(Người Chăn Nuôi) - Nhờ ứng dụng công nghệ CRISPR, một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc đã lai tạo thành công giống heo biến đổi gen có mỡ cơ thể ít hơn khoảng 24% so với heo bình thường.