Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Vai trò của nước trong nuôi gà

Cập nhật: 28/03/2020

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Vai trò của nước trong nuôi gà

(Người Chăn Nuôi) - Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Nước chiếm trên 70% khối lượng cơ thể. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể sống với môi trường. Nhận thấy tầm quan trọng của nước với chăn nuôi gà, để từ đó cung cấp đủ nước cho gà là điều không phải người nuôi nào cũng thực hiện được.

Giống như hầu hết các loài vật khác, gà đòi hỏi một nguồn cung cấp nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên, đa phần người chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng thường không lưu ý tới việc cung cấp đủ nước để cho con vật gà. Trung bình, gà sẽ cần một lượng nước khoảng 50 ml/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày. Gà có trọng lượng nhỏ hơn sẽ cần ít nước hơn và gà lớn hơn sẽ cần nhiều lượng nước hơn. Tuy nhiên với gà đẻ chúng cần thêm 100 ml mỗi ngày nữa để sản xuất trứng nên tổng cộng mỗi con gà mái đang đẻ trứng cần 200 ml nước sạch mỗi ngày. Khi thời tiết ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường.

Hàng ngày gà đưa vào cơ thể 5 - 10% khối lượng nước so với khối lượng cơ thể thông qua thức ăn và uống. Tuy nhiên nếu nước không đảm bảo tiêu chuẩn hóa lý và vi sinh, có thể gây tiêu chảy và bệnh tật cho vật nuôi, bởi nước uống cũng rất quan trọng, tương đương với thức ăn đối với chăn nuôi mà người nuôi chưa đánh giá đúng để mang lại hiệu quả tốt cho chăn nuôi. Ngoài ra, nước giúp cải thiện chất lượng thịt gà, giúp thịt gà khi được xuất ra thị trường đạt được độ thơm ngon vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm khác ngoài thị trường.

Nước còn giúp hạn chế sự lây lan các dịch bệnh của gà mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho người nuôi. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch giúp vệ sinh chuồng trại tốt, bảo vệ môi trường và đảm bảo tốt sức khỏe cho người chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi của các trang trại sẽ diễn ra ổn định hơn khi nguồn nước sử dụng đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn.

Với gà công nghiệp, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống, gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.

Theo một xét nghiệm, cơ thể gà chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các phản ứng ôxy hóa chất dinh dưỡng (khi trao đổi 1 g chất béo tạo ra 1,2 g nước, 1g chất protein tạo ra 0,62 g nước, 1 g chất glucid tạo ra 0,5 g nước), lượng nước này quá ít so với nhu cầu của cơ thể nên hàng ngày gà phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn uống. Trong khi thức ăn của gà là thức ăn khô, chỉ chứa 8 - 12% nước, vì vậy gà phải được uống nước tự do, liên tục hàng ngày. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống của gà như: nhiệt độ môi trường, cơ cấu thức ăn…

Để tạo ra nguồn nước hợp tiêu chuẩn không khó khăn và tốn kém nhiều, chỉ cần quan tâm đúng mức và có phương pháp phù hợp tùy theo điều kiện sẽ giải quyết được vấn. Để làm việc đó, trước hết phải xác định nguồn nước uống tách riêng khỏi mục đích khác để giảm nhẹ khối lượng cần xử lý, đưa phân tích tại trung tâm nước sạch để biết thành phần hóa lý và tìm phương pháp xử lý tiếp theo theo chuyên gia tư vấn.

Dũng Minh


Có thể bạn quan tâm

Lúa miến ít tannin trong thức ăn chăn nuôi heo
Lúa miến ít tannin trong thức ăn chăn nuôi heo
Lúa miến ít tannin trong thức ăn chăn nuôi heo

(Người Chăn Nuôi) - Từ một loại cây ít được biến đến, lúa miến Mỹ dần trở thành thành phần thức ăn chăn nuôi (TĂCN) được quan tâm khắp thế giới khi các loại ngũ cốc khác ngày càng đắt và khan hiếm hơn.

Giá tiền triệu, gà Đông Tảo vẫn đắt hàng
Giá tiền triệu, gà Đông Tảo vẫn đắt hàng
Giá tiền triệu, gà Đông Tảo vẫn đắt hàng

Kinh tế khó khăn, trong khi nhiều mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán tiêu thụ chậm thì loại gà Đông Tảo ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) dù mỗi con giá cả triệu đồng vẫn đắt khách.

Chàng kỹ sư xây dựng bỏ phố về quê chăn nuôi kiếm tiền tỷ
Chàng kỹ sư xây dựng bỏ phố về quê chăn nuôi kiếm tiền tỷ
Chàng kỹ sư xây dựng bỏ phố về quê chăn nuôi kiếm tiền tỷ

Đang làm kỹ sư xây dựng ở TPHCM với mức thu nhập không hề thấp, nhưng Võ Ngọc Sơn, chàng trai xứ Quảng bỗng dưng bỏ nghề, trở về quê lập trang trại bắt đầu nghề mới: Chăn nuôi.