Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH KÝ SINH TRÙNG MÁU TRÊN GÀ (LEUCOCCYTOZOON DISEASE OF CHICKEN)

Cập nhật: 20/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân gây bệnh do một loại đơn bào ký sinh sống trong máu gà có tên Leucocytozoon gây ra.

- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu bọ mạt gà, ruồi đen và muỗi…

- Bệnh mang tính chu kỳ rõ rệt phụ thuộc vào mùa sinh sản và phát triển của côn trùng hút máu truyền bệnh. Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xuất hiện hàng năm vào cuối xuân, đầu hè.

 2. Triệu chứng:

- Bệnh gặp ở cả gà thịt và gà đẻ, thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng xâm nhập vào sức đề kháng của cơ thể gia cầm.

- Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mào tích thâm tái vài ngày sau trở nên nhợt nhạt, trắng bệch, tỷ lệ này tăng dần.

- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, lẫn máu.

- Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm đột ngột.

- Gia cầm gầy yếu nhanh và khó thở. Đến ngày thứ 10-12 của quá trình bệnh có thể thấy một số con chết với biểu hiện hộc máu ở miệng và mũi, tuy nhiên gà chết không ồ ạt mà chết lác đác, nhưng tăng dần qua mỗi ngày. Lúc đầu thường chết về ban đêm, về sau chết bất cứ lúc nào, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không can thiệp kịp thời.

 3. Bệnh tích:

- Ngực, chân, mào, tích những vùng da mỏng, không có lông của gà thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.

- Khi cắt tiết gia cầm bệnh để khám ta thấy máu rất loãng, khó đông.

- Mổ khám thấy máu chưa đông, tích trong xoang bụng, ngực. Gan, thận, lách sưng to, đặc biệt lách sưng gấp hai lần bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen, dạ dày tuyến xuất huyết, ruột chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Trên gà đẻ ta thấy buồng trứng đen, trứng vỡ.

- Nếu gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo (các Schizont) rải rác ở tuỵ, cơ ngực, cơ cổ....

- Lấy máu, nhuộm, soi trên kính hiển vi có thể thấy các ký sinh trùng hình thoi.

4. Chẩn đoán:                                            

- Kiểm  tra hình thái của Leucocytozoonosis khi đã nhuộm bằng phương pháp Gemsa.

- Mẫu bệnh phẩm là máu gà còn sống nghi mắc Leucocytozoonosis (được lấy từ tĩnh mạch).

- Phết tiêu bản máu mỏng, cố định bằng Methanol, nhuộm Gemsa, soi trên kính hiển vi quang học kiểm tra hình thái.

- Kiểm tra trên kính hiển vi: Nếu có Leucocytozoon ta sẽ thấy dạng gametocytes lớn thiếu sắc tố. Hình dạng của gametocytes hơi khác nhau, một số được kéo ra dạng hình thon dài, một số khác lại có hình tròn. Kích thước Leucocytozoon khoảng 14-15 x 5-6 µm.

 5. Phòng bệnh:

Bước 1: Vệ sinh, làm quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.

- Ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp giữa côn trùng và gà bằng thuốc diệt trùng, để tiêu diệt ruồi, muỗi, mạt gà bằng các thuốc: FDONA, PERMETHYL 50EC, ICON 2.5EC...

- Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi.

 * Bước 2: Tăng cường sức đề kháng

- Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

 * Bước 3: Kháng sinh

- Sử dụng thuốc đặc hiệu để phòng bệnh cho gà trong suốt mùa có nhiều côn trùng phát triển (từ tháng 2 đến tháng 7), cho uống dòng kháng sinh có thành phần Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecoccin (Clopidol) đều có tác dụng phòng, trị tốt Leucocytozoon.

6. Điều trị:

Bước 1: Vệ sinh, làm quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.

 - Hạn chế, tiêu diệt các loại côn trùng quanh khu vực nuôi bằng thuốc diệt côn trùng.

- Phun thuốc sát trùng định kỳ toàn bộ trang trại chăn nuôi.

 * Bước 2: Dùng kháng sinh

- Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng đường máu.

 * Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli

BỆNH CÚM GÀ (INFLUENZA  AVIUM)
BỆNH CÚM GÀ (INFLUENZA  AVIUM)
BỆNH CÚM GÀ (INFLUENZA AVIUM)

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra ở gia cầm, do virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây nên, có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nếu là typ có độc lực cao kết hợp với các loại vi sinh vật gây bệnh bệnh và Stress, tuy...

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Hen gà
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Hen gà
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Hen gà

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Hen gà